Văn hoá ‘Gia đình một người (Honjok)’ ở Hàn Quốc những năm gần đây

Văn hoá ‘Gia đình một người (Honjok)‘ – Trào lưu sống một mình của giới trẻ Hàn Quốc

Vào những năm 2010, khi số hộ gia đình một người sinh sống tại Hàn Quốc bắt đầu tăng lên, thì tên gọi ‘Honjok (혼족)‘ – sự kết hợp của hai từ “혼”(một mình) và “족”(bộ tộc), đã được ra đời. Đây là cụm từ dùng để nói về những người có sở thích hoạt động một mình hoặc có khuynh hướng mạnh mẽ như ăn cơm một mình, đi du lịch một mình, tận hưởng cuộc sống giải trí hay mua sắm một mình.

Văn hoá Honjok được chia thành Honbap (혼밥), Honsul (혼술) và Honnol (혼놀), theo thứ tự thì các từ này có nghĩa là: ăn cơm một mình, uống rượu một mình và đi chơi một mình. Bạn là một người thích dùng bữa một mình mà không để ý đến ánh mắt của người khác và bạn hài lòng với những nhà hàng có chỗ ngồi dành cho một người thì từ Honbap là cho bạn. Honsul là việc bạn tận hưởng những ly rượu, thức uống tại các quán bar một mình và không cần bất kỳ ai khác ngồi cùng. Cuối cùng là tuýp người cho dù chỉ có một mình nhưng cũng không hề cảm thấy cô đơn, quen thuộc với việc tận hưởng thời gian rảnh rỗi và giải trí một mình.

Với sự gia tăng số lượng hộ gia đình một người ở Hàn Quốc, văn hoá Honjok tại đây cũng dần trở nên phổ biến hơn, chúng ta có thể thấy được sự thay đổi rõ ràng này thông quá các bộ phim, video trên youtube cũng như cách giới trẻ Hàn Quốc tiếp nhận và biến chúng thành một “trào lưu” mới.

39139 70975 620
Nguồn: Daily Pop

Nguyên nhân

Ở thời đại mà mọi thứ xoay quanh cuộc sống của những người trẻ chỉ toàn những cạnh tranh khốc liệt, cơ làm việc khan hiếm, sinh hoạt khó khăn, tranh giành lợi ích,… những điều này lại càng khiến họ thu mình lại và từ bỏ các mối quan hệ xã hội xung quanh.

Thay vì ngày càng phát triển bản thân và xây dựng các mối quan hệ xã hội, người trẻ Hàn Quốc hiện nay lại ngại phải nỗ lực để duy trì các mối không cần thiết đó, đồng thời họ cũng cảm thấy không cần thiết khi phải tạo ra các mối quan hệ mới.

Tuýp người như thế này thường chọn cách tránh xa các buổi họp mặt, gặp gỡ có nhiều người tham gia. Họ nghĩ rằng bản thân không nhất thiết phải cố gắng chịu căng thẳng để duy trì một mối quan hệ với bất kỳ ai. Vì thế, họ chọn cách hạn chế tối đa việc tham gia vào các buổi tụ họp đồng người, càng ít càng tốt.

Ảnh hưởng của “nền văn hoá mới” này đến đời sống

Làm thay đổi suy nghĩ và nhận thức của giới trẻ

Theo bài khảo sát ‘Xu hướng Hàn Quốc 2015’ cho thấy phần lớn người Hàn trên 15 tuổi nói rằng họ thích tận hưởng thời gian rảnh rỗi một mình. Thông thường, chỉ những người thuộc tuýp Honnol (dành thời gian vui chơi giải trí một mình) mới lựa chọn việc để bản thân “cô đơn”; tuy nhiên dạo gần đây, ngay cả những người hướng ngoại, giao tiếp tốt và có nhiều mối quan hệ xã hội thỉnh thoảng cũng bắt đầu dành thời gian ở một mình. Họ nói rằng thà tự làm những gì bản thân thích một mình, còn hơn là stress vì ý kiến của người khác.

Nhìn chung

Trong tương lai, xu hướng văn hoá ‘Gia đình một người (Honjok)’ này dự kiến sẽ không ngừng tăng nhanh. Tuy nhiên đây không phải là một sự tiêu cực, người dân Hàn Quốc dường như đã xem đây là một phạm trù văn hoá xã hội, họ thay đổi suy nghĩ về nét văn hoá này từ “cô đơn”, “biệt lập” thành “tự do” và “thoải mái”. Để cuộc sống trở nên tốt đẹp và ý nghĩa hơn, hãy chứng minh cho người khác thấy rằng cho dù sống một mình thì ta vẫn có thể sống tốt và hạnh phúc với sự lựa chọn của bản thân.

~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴~̴̴̴

Trung tâm tư vấn du học Namu hiện đang là văn phòng đại diện phía duy nhất tại Việt Nam của Đại học Hanyang, và là văn phòng đại diện tại miền Nam Việt Nam của Đại học Myongji. Ngoài ra trung tâm Namu còn là đối tác liên kết của nhiều trường đại học khác như: Đại học Hannam, Đại học Chungang, Đại học Kwangwoon, Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc (HUFS),…

Liên hệ ngay với Namu để được tư vấn miễn phí về những vấn đề liên quan đến du học Hàn Quốc nhé!

Xem thêm: