Ở Hàn Quốc để ăn mừng ngày sinh nhật đầu tiên của một đứa trẻ thì người ta sẽ tổ chức “Tiệc thôi nôi (돌 잔치)”. Đối với người nước ngoài, họ có ấn tượng rất sâu sắc với văn hóa này, ngoài ra họ còn thấy rằng so với cả tổ chức lễ cưới thì “Tiệc thôi nôi” lại càng rực rỡ đầy sắc màu hơn. Điều đáng ngạc nhiên là văn hóa thôi nôi này mới chỉ là phần nổi trong câu chuyện nuôi dạy con cái của người Hàn.
Nếu nhìn vào cách người Hàn Quốc chúc mừng sinh nhật lần đầu tiên của trẻ thì sẽ thấy nó không khác gì so với văn hóa phương Tây. Tuy nhiên nếu tìm hiểu kĩ hơn sẽ thấy được điểm khác nhau giữa hai nền văn hóa.
Đầu tiên, ở Bắc Mỹ có một văn hóa gọi là “Baby shower” (Tắm em bé). Văn hóa này thì không tồn tại ở Hàn Quốc. Ở Hàn thì những lễ tổ chức cho em bé sẽ được thực hiện sau khi em bé được sinh ra. Lý do người ta làm vậy là vì trước khi y học phát triển, tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai rất cao.
Trong quá khứ, vì tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cao nên thôi nôi thật sự là một dịp rất đặc biệt. Trước thế kỉ 20, nền kinh tế chưa phát triển và các thiết bị y tế còn khá thô sơ. Những đứa trẻ được sinh ra trong điều kiện như vậy thì rất khó vượt qua năm đầu tiên.
Nhưng lý do tiệc thôi nôi được tổ chức còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn. Vào thời Joseon (1392-1910), chỉ có tầng lớp quý tộc mới có thể chúc mừng thôi nôi và tổ chức tiệc một cách công khai hoành tráng. Không có chuyện mà người dân thường có thể tổ chức thôi nôi hoành tráng hơn tầng lớp quý tộc được. Vì vậy nên người dân thường chỉ tổ chức tiệc thôi nôi giản dị ở nhà.
Vào những năm 1900, chế độ giai cấp trong xã hội biến mất, những tầng lớp trung lưu mới trong xã hội phát triển. Họ đã phát triển tiệc thôi nôi trở thành một truyền thống riêng của Hàn Quốc và tiệc thôi nôi cũng đã trở thành một sự kiện thường niên như ngày nay. Trong xã hội hiện đại, đồng thời ta có thể thấy được sự giản đơn và sự hoa lệ giữa tiệc thôi nôi của hai tầng lớp quý tộc và dân thường. Ví dụ như ở những ngôi nhà truyền thống của quý tộc, chúng ta có thể thấy được trang phục những đứa trẻ mặc trong thôi nôi. Ở thôi nôi thì những bé gái nhà quý tộc sẽ được đội mũ “Gulle” và “Jobawi”. Trong quá khứ, mũ Gulle là đặc trưng của con gái nhà quý tộc và chỉ những phụ nữ thuộc tầng lớp thống trị mới được đội Jobawi.
Trái lại, phong tục Doljabi – 돌잡이 (bắt đồ) dự đoán tương lai của đứa trẻ lại là phong tục của nông dân. Trên cái mâm, người lớn sẽ bỏ nhiều đồ vật vào đó và đứa trẻ sẽ tự do chọn thứ mình thích. Thường người ta sẽ chuẩn bị tiền, sách, kim, chỉ,…Nếu chọn tiền thì sẽ có khiếu làm người kinh doanh, chọn cây kim là người có tài, chọn chỉ là trường thọ và sách sẽ có ý nghĩa là trí tuệ.
Ngày nay, tiệc thôi nôi sẽ diễn ra vào buổi sáng. Người lớn sẽ chuẩn bị đồ ăn và gửi lời cầu nguyện đến Samsin, thần phụ trách việc sinh sản và sự trưởng thành của trẻ.
Văn hóa phương Tây và văn hóa Hàn Quốc không chỉ khác nhau ở tiệc thôi nôi. Ở Hàn Quốc thì sau khi đứa trẻ được sinh ra 100 ngày cũng rất quan trọng. Sự kiện này cũng có thể coi là một cuộc tụ họp gia đình nhưng cũng có thể thấy được nét văn hóa dân tộc trong truyền thống này.
Cũng giống với tiệc thôi nôi, tiệc 100 ngày thì bố mẹ của trẻ cũng sẽ gửi lời cầu nguyện đến Samsin để đứa trẻ có thể lớn lên khỏe mạnh. Ngoài ra bánh gạo màu trắng và màu đỏ được chuẩn bị trên bàn ăn. Tùy theo màu thì sẽ chứa đựng những ý nghĩa khác nhau. Màu trắng thể hiện sự thuần khiết của đứa trẻ, màu đỏ thì sẽ giúp xua đuổi ma quỷ.
Ở Hàn có một cách nấu ăn đặc biệt liên quan đến việc sinh con. Trong văn hóa phương Tây, rất khó để có thể tìm thấy viện điều trị sau khi sinh nhưng hầu hết phụ nữ Hàn uốc có thể được chăm sóc tại viện sau sinh 2 tuần.
Ở viện chăm sóc sản phụ, các nhân viên y tế và chăm sóc sản phụ sẽ cho sản phụ mới sinh con biết cách chăm con trong thời kì đâu. Ở đây sản phụ được chăm sóc và được chuyên gia giúp đỡ.
Truyền thống chăm trẻ của phương Tây và Hàn Quốc cực kì khác nhau. Ở Hàn Quốc trong năm đầu tiên đứa trẻ được sinh ra vì bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Shaman giáo nên rất nhiều bữa tiệc được tổ chức. Nhưng trọng tâm của nó là mang ý nghĩa trần tục. Dù có rất nhiều sự kiện được tổ chức vào năm đầu tiên nhưng trước khi những đứa trẻ được sinh ra và khi chúng lớn lên thì lại hiếm có những buổi tiệc đặc biệt dành cho chúng.
Xem thêm
5 điều mê tín ở Seoul – Sự thật là gì?
Bí quyết thành công của bắn cung Hàn Quốc
Những điểm khác biệt văn hoá ăn uống dễ nhận biết của Việt Nam và Hàn Quốc