Tóc giả Gache thời Joseon

Ai đã xem qua các bộ phim cổ trang của Hàn Quốc cũng đều bắt gặp hình ảnh các vị cung tần với một kiểu tóc đồ sộ rất đặc trưng. Thoạt nhìn ai cũng tưởng phụ nữ Joseon xưa hẳn có gen nhiều tóc, tóc dày và dài mới có đủ tóc để vấn được như thế. Nhưng sự thật lại không phải như vậy. Thực tế, để có kiểu tóc “hoành tráng” như vậy, phụ nữ Hàn Quốc xưa đã dùng một loại tóc giả để đội lên tạo độ dày cho tóc và gọi đó là 가체 (Gache).

Trào lưu đội tóc giả này xuất hiện ở bán đảo Hàn từ thời Tam Quốc, bắt nguồn từ đất Tân La (Silla / 신라). Để có được kiểu tóc vấn sang trọng đi kèm trang sức châu ngọc nhiều màu rực rỡ, phụ nữ từ thời đó đã bắt đầu dùng tóc giả. Trong cuốn Tam Quốc Sử Ký có chép, Gache được xem là biểu tượng của triều Tân La dưới thời Thánh Đức Vương (Seongdok 성덕왕)

gache
Trào lưu đội tóc giả này xuất hiện ở bán đảo Hàn từ thời Tam Quốc, bắt nguồn từ đất Silla

Để có được món tóc giả cầu kì này tất nhiên là phải cần tóc thật. Cuốn Đường thư (당서) có ghi lại một câu chuyện thế này: những người đàn ông nhà nghèo dưới thời Tân La do quá túng quẫn nên làm liều, cạo hết tóc đem bán cho những nhà làm tóc giả để kiếm miếng ăn. Trong khi đó, tóc vốn là một thứ quý giá đối với người Hàn xưa, tục ngữ Hàn có câu “Thà cắt đầu chứ không cắt tóc” (오두가 단 차반불가단).

Trào lưu đội tóc giả này thật sự nở rộ và đạt đến đỉnh cao vào thời Joseon khi bất kì cô gái nào cũng nhất định phải có cho mình một Gache. Mỗi một kiểu tóc sẽ có cách tết Gache và trang sức đi kèm khác nhau. Kiểu tóc càng sang trọng thì Gache tết càng cầu kỳ kèm trang sức quý giá, chỉ có giới quý tộc mới đủ điều kiện để mang. Vì vậy mà mái tóc ở thời Joseon cũng là một “phương tiện” để đoán biết xuất thân, tầng lớp của một người.

gache
Mái tóc ở thời Joseon cũng là một “phương tiện” để đoán biết xuất thân, tầng lớp của một người.

Giá của Gia thế rất cao, do mỗi bộ tóc giả đều yêu cầu sự công phu và tỉ mỉ không kém gì các tác phẩm nghệ thuật. Và một bộ Gache có thể nặng từ 3 đến 10kg nên đã gây lên nhiều tai nạn đáng tiếc.

Tuy nhiên, dù giá cả có đắt đỏ và tiềm ẩn nguy cơ chết người đi nữa thì phụ nữ thời Joseon vẫn không thể thiếu Gache. Mặc cho các tai nạn đáng tiếc xảy ra, Gache vẫn cứ thế thịnh hành cho đến lúc chính thức có lệnh cấm sử dụng vào thời Anh Tổ.

Nhà vua ra lệnh phụ nữ không được sử dụng Gache để tạo kiểu đội tóc to quen thuộc (얹은머리) mà phải dùng Thốc quan (족두리). Tuy nhiên, trào lưu đội tóc giả này chưa bao giờ bị dập tắt hoàn toàn được, dù lệnh cấm được một lần nữa củng cố dưới thời Chính Tổ do người dân vẫn cần dùng Gache khi cử hành các nghi lễ.

족두리 - 위키백과, 우리 모두의 백과사전
Thốc quan (족두리) được sử dụng để thay thế Gache

Xem thêm